Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tiêu chí 17 về môi trường trong chương trình xây dựng NTM tỉnh Nam Định.

Trong hơn 5 năm qua (từ năm 2010-2016), dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã nỗ lực, tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.



Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã có 112 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó huyện Hải Hậu có 35/35 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới năm 2015 theo Quyết định số 912/QĐ-TTg ngày 23/6/2015. Huyện Hải Hậu là một trong năm huyện đạt danh hiệu huyện nông thôn mới và là huyện đầu tiên trong cả nước có tất cả các xã, thị trấn hoàn thành tiêu chí nông thôn mới. Các huyện còn lại cũng đã nỗ lực phấn đấu xây dựng nông thôn mới và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận; một số huyện có tỷ lệ số xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 50%. Ví dụ: huyện Trực Ninh có 15/21 xã/thị trấn (đạt 71,4%); huyện Xuân Trường có 12/20 xã/thị trấn (đạt 60%), Vụ Bản có 10/18 xã/thị trấn (đạt 55,6%); huyện Ý Yên có 17/32 xã/thị trấn (đạt 53,1%).

 
Tổ thu gom rác thải tại TT Xuân Trường- H.Xuân Trường.

- Chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường trong xây dựng tiêu chí số 17 về môi trường:
Trong bộ 19 tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, UBND tỉnh Nam Định giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường. Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố. Cụ thể:
          + Ban hành các văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hóa tiêu chí môi trường; Hướng dẫn các xã, thị trấn vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh;
+ Tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường thông qua các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội các cấp.
+ Tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết thu phí vệ sinh  môi trường nhằm đáp ứng nguồn kinh phí thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hỗ trợ các xã, thị trấn xây dựng BCL, lò đốt rác.
+ Khuyến khích xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư tài chính, nghiên cứu các ứng dụng khoa học công nghệ nhằm xử lý rác thải. (Hiện nay Công ty TNHH Tân Thiên Phú đã sáng chế ra lò đốt rác thải sinh hoạt Losiho có công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp đốt dựa trên nguyên lý tự nhiệt phân; phù hợp với điều kiện của các vùng nông thôn). Việc xử lý rác thải bằng lò đốt góp phần giải quyết vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn, thay thế cho giải pháp bãi chôn lấp vận hành không đúng quy trình gây ô nhiễm môi trường,.....


Áp dụng vận hành mô hình lò đốt rác tại xã NTM Hải Đông- Hải Hậu

Về việc thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, trong 112 xã/thị trấn được công nhận xã nông thôn mới, có 77 xã đạt mức chuẩn quốc gia, 35 xã đạt mức cơ bản đạt của tỉnh.
- Một số kết quả đạt được về tiêu chí môi trường
+ Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh tại các xã/thị trấn đều đạt trên 90%.
+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã/thị trấn đã cơ bản ý thức được công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình như: lập các thủ tục về môi trường như Báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch Bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải,....Các gia trại chăn nuôi đã đầu tư xây dựng hệ thống biogas để xử lý chất thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi.
+ Công tác quy hoạch và quản lý nghĩa trang: Các xã/thị trấn đã lập quy hoạch nông thôn mới và được UBND huyện thẩm định, phê duyệt. Trong quy hoạch, các xã/thị trấn đã bố trí quỹ đất quy hoạch mở rộng các nghĩa trang phục vụ nhu cầu an táng của người dân trong xã. Đồng thời các xã đã ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang, góp phần đưa hoạt động của nghĩa trang nhân dân đi vào nề nếp và sử dụng đạt hiệu quả quỹ đất của địa phương. Mỗi nghĩa trang đều cắt cử người trông coi, bảo vệ, hướng dẫn duy trì việc sử dụng nghĩa trang.
+ Thu gom, xử lý chất thải: Các xã/thị trấn đạt chuẩn NTM đã thành lập các tổ đội thu gom rác thải sinh hoạt. Việc thu gom rác thải hiện nay đã đi vào nề nếp, góp phần chấm dứt tình trạng vứt rác xuống lòng sông, lề đường, nơi công cộng.....tạo cảnh quan xanh sạch đẹp tại vùng nông thôn.
Các xã đã đầu tư các công trình xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu theo 2 hình thức: chôn lấp hợp vệ sinh hoặc lò đốt. Các xã, thị trấn đã có khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung bố trí đúng quy hoạch. Đến nay toàn tỉnh có 105 xã/thị trấn xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh quy mô cấp xã và 54 xã/thị trấn tiến hành đầu tư xây dựng, lắp đặt lò đốt rác sinh hoạt.
+ Có thể nói việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho vùng quê nông thôn tỉnh Nam Định, trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường. Một số ví dụ tiêu biểu về bảo vệ môi trường đã được các xã trong tỉnh nhân rộng và được các tỉnh bạn tham quan, học tập:
+ Thành lập các tổ thu gom hoặc các công ty môi trường dưới sự chỉ đạo, giám sát của UBND xã, thị trấn.  
+ Đầu tư lò đốt rác sinh hoạt góp phần tăng cường xử lý rác thải vùng nông thôn. 
+ Trồng hoa dọc đường giao thông tại một số xã của huyện Hải Hậu đã góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, chấm dứt tình trạng vứt rác ven đường. (Có hình ảnh đính kèm – Đường quê xã Hải Lộc, huyện Hải Hậu).


Trông hoa hai bên đường giao thông tại miền quê Hải Lộc- Hải Hậu.

(Theo Chi cục BVMT)