Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quảng Trị thực hiện tiêu chí môi trường



Xác định thực hiện tiêu chí môi trường không chỉ là góp ph n hoàn thành bộ tiêu chí xã, huyện nông thôn mới; mà còn là thay đổi diện mạo, cảnh quan nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Ngay từ khi triển khai chương trình, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, trong đó đ y mạnh việc theo dõi, giám sát việc thực hiện tiêu chí môi trường tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhiều địa phương đã đ y mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường; tổ chức nhiều hoạt động như Hội thi ―Tuổi trẻ với công tác Bảo vệ môi trường‖, chương trình Đối thoại chính sách về tài nguyên và môi trường đối với doanh nghiệp; đồng thời triển khai tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông từ tỉnh đến cơ sở. Tập trung huy động các nguồn lực thực hiện tiêu chí môi trường, trọng tâm là các hoạt động: nâng cao năng lực bảo vệ môi trường; tuyên truyền, truyền thông; vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng công trình cấp nước sạch; xây dựng công trình xử lý môi trường; hỗ trợ sản xuất để bảo tồn đa dạng sinh học;...

Đến tháng 6 năm 2020, toàn tỉnh Quảng Trị đã có 51/101 xã đạt chu n nông thôn mới (chiếm 50,49%), bình quân đạt 15,65 tiêu chí/xã, trong đó có 66/101 xã đạt tiêu chí số 17 - môi trường và an toàn thực ph m; một số kết quả chính trong thực hiện tiêu chí môi trường:

  • Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 201 công trình cấp nước tập trung; trong đó có 47 công trình hoạt động bền vững, 38 công trình tương đối bền vững, 67 công trình kém bền vững, 49 công trình không hoạt động. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,67%, trong đó tỷ lệ hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN là 57,14%.
  • Đa số các cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thuỷ sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số cụm công nghiệp chưa quan tâm xây dựng hệ thống xử lý chất thải.
  • Nhiều địa phương đã có những cách làm sáng tạo, thiết thực như phong trào ―ngày nông thôn mới‖, câu lạc bộ tình nguyện thu gom rác thải ở đồng ruộng, phong trào ―đường hoa yêu thương‖,…
  • Phong trào di dời mồ mả được nhiều địa phương thực hiện hiệu quả; tuy nhiên, đối với vùng miền n i có đông đồng bào dân tộc thiểu số, việc mai táng, chôn cất còn thực hiện theo phong tục tập quán.
  • Với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực nông thôn toàn tỉnh khoảng 253 tấn/ngày; h u hết chưa được phân loại tại nguồn, các địa phương đều có đơn vị thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên, tỷ lệ thu gom, vận chuyển khu vực nông thôn chỉ đạt khoảng 45-55%. Hiện nay, ước tính khối lượng bao gói đựng thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn toàn tỉnh là 7 tấn/năm; với 880 bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, hằng năm mới thu gom được khoảng 2,5 tấn (chiếm 35,7%).
  • Nhìn chung việc thực hiện các tiêu chí môi trường trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ bản hiện nay các địa phương đều đã, đang xây dựng điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đáp ứng nhu c u xử lý của địa phương; xử lý kịp thời các điểm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các điểm hoá chất BVTV tồn lưu. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân, các cộng đồng dân cư đã được tăng lên.

TTTH