Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quảng Nam thực hiện tiêu chi môi trường trong xây dựng NTM



Tỉnh Quảng Nam rất quan tâm trong việc thực hiện công tác BVMT, tỉnh luôn coi BVMT là yêu c u xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, BVMT là một trong những mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, cơ chế chính sách, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để đ y mạnh triển khai thực hiện công tác BVMT kịp thời, hiệu quả như: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 29/10/2019 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào ―Chống rác thải nhựa‖ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 06/12/2012 của UBND tỉnh Phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn tại các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; Quyết định số 2917/QĐ-UBND ngày 14/8/2017 của UBND tỉnh về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh uỷ về quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 1289/QĐUBND ngày 03/5/2019 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào ―Chống rác thải nhựa‖ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam thường xuyên rà soát để điều chỉnh, ban hành mới các cơ chế, chính sách trong công tác BVMT để phù hợp với nhu c u phát triển; trong năm 2020, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách mới để giải quyết các vấn đề bức x c về môi trường, như: Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của HĐND tỉnh Về cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đ u tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2020-2030. Quyết định số 1662/QĐUBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh Phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nhờ các cơ chế chính sách này mà nguồn lực từ ngân sách nhà nước đã ưu tiên hơn cho công tác BVMT.

Riêng việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM được UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời, quyết liệt và đạt được một số kết quả nhất định. Hằng năm, UBND tỉnh Quảng Nam chi ngân sách nhà nước trên 180 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động sự nghiệp môi trường, nhờ đó đã góp ph n rất lớn vào thực hiện tiêu chí môi trường; đã tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT, tổ chức các sự kiện, mít tinh hưởng ứng sự kiện ngày Môi trường thế giới 105 (05/6), Tu n lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng các mô hình truyền thông, tổ chức các diễn đàn về BVMT… Các hoạt động đã thu h t sự tham gia của người dân trong cộng đồng góp ph n nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân trong công tác BVMT nông thôn. Bên cạnh việc đ y mạnh công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền, giáo dục, việc xây dựng các mô hình về BVMT cũng được các cấp ủy, chính quyền các địa phương đặc biệt coi trọng, tập trung các nguồn lực xây dựng các mô hình BVMT cụ thể phù hợp với điều kiện và tập quán của từng địa phương, từng vùng, như: Mô hình Câu lạc bộ 3 sạch, giáo dục cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường; hỗ trợ xây dựng hố xí; tuyến đường phụ nữ tự quản; nhóm liên gia tự quản; tổ phụ nữ thu gom rác; đoạn đường thanh niên tự quản; ngày thứ bảy tình nguyện; ngày Chủ nhật xanh; thanh niên tình nguyện BVMT; lắp đặt các bể thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; phân loại rác thải tại nguồn và hạn chế sử dụng chai nhựa, t i ni lông; trồng hoa xóa tụ điểm rác thải,… Thông qua các hoạt động nêu trên, ý thức về BVMT của người dân đã được nâng lên, thể hiện rõ nét trong mỗi hành động cụ thể như: Vệ sinh nhà cửa, sử dụng nước sạch, giữ gìn cảnh quan đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải đ ng nơi quy định, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo môi trường, các phong tục, tập quán lạc hậu của bà con vùng đồng bào dân tộc đã và đang d n được loại bỏ; các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đều được di dời vào các khu, cụm công nghiệp và làng nghề. Bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt cảnh quan môi trường được cải tạo xanh, sạch, đẹp, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; gắn kết giữa văn hoá với du lịch, giữa bảo tồn và phát triển; các hộ dân đã tích cực cải tạo, nâng cấp đường làng, ngõ xóm, cải tạo vườn, hàng rào, trồng cây xanh nơi công cộng. H u hết các xã đã xây dựng Đề án thu gom, xử lý rác thải và thành lập các tổ hoặc HTX thu gom rác, xử lý rác hoạt động hiệu quả; nhiều xã đã chọn tiêu chí môi trường làm khâu đột phá, với mục tiêu xây dựng “Làng không rác” để tạo cảnh quan phục vụ phát triển du lịch cộng đồng; người dân địa phương đã linh hoạt trong cách thức thực hiện, trước mỗi ngôi nhà của người dân nơi đây đều có những chậu hoa đa dạng sắc màu, tô điểm thêm cho những bức bích họa sinh động trên các bức tường đ y màu sắc. Điển hình như ở làng cổ Lộc Yên, làng Bích họa Tam Thanh, thôn Bến Đền Tây, .... Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng đ y mạnh triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, qua đó bộ mặt các khu dân cư ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp. Nhờ đó, đến nay tỉnh Quảng Nam đã có 132 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực ph m, chiếm tỷ lệ 64,71%. Góp ph n rất lớn vào kết quả xây dựng NTM của tỉnh Quảng Nam.

PTMP