Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hà Nam đẩy mạnh công tác BVMT nông thôn



Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở khu dân cư nông thôn đang là vấn đề gây nhiều bức xúc trong nhân dân, nhất là những vùng chăn nuôi lớn…Đứng trước thực trạng đó từ năm 2011-2015 tỉnh Hà Nam đã xây dựng và triển khai mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học từ năm 2011-2015 đã triển khai xây dựng được 5.353 mô hình (hộ) chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học với tổng diện tích nền chuồng bằng đệm lót sinh học là trên 110 nghìn m2 (quy mô từ 10 m2 /mô hình). Mô hình được triển khai trên diện rộng, mang lại hiệu quả trong công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp ph n duy trì, khôi phục chăn nuôi trong nông hộ đang có xu hướng thu hẹp d n đồng thời gi p người chăn nuôi tiết kiệm được thời gian, nhân công trong việc dọn rửa, vệ sinh chuồng trại, tiết kiệm được chi phí điện, nước trong quá trình chăn nuôi. Bên cạnh mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học từ năm 2006-2015 toàn tỉnh đã có 4.680 công trình khí sinh học tập trung tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Kim Bảng, Duy Tiên với thể tích trung bình khoảng 16m3 /công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng, Ngoài ra các hộ chăn nuôi của tỉnh cũng đã tự đ u tư kinh phí xây dựng công trình khí sinh học với tổng số khoảng trên 10.000 công trình qua các năm. Với số lượng công trình h m khí sinh học như trên cũng đã giảm thiểu một ph n ô nhiễm mỗi trường tại khu dân cư.

Để đẩy mạnh công tác ảo vệ môi trường nông thôn, đối với địa àn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới cần triển khai một số giải pháp sau:

  • Chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và các t ng lớp nhân dân về quan điểm phát triển bền vững; phải đặt vấn đề môi trường lên trên và trước hết; kiên quyết không cấp phép đ u tư và xử lý thích đáng đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc không có giải pháp khả thi về xử lý chất thải gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các công trình nước sạch, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; tổ chức dọn dẹp vệ sinh tại các điểm công cộng, đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom, xử lý rác thải khu dân cư và nơi công cộng; sử dụng phân bón và hóa chất trong sản xuất nông nghiệp đ ng qui định, sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu.
  • - Các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên vận động đoàn viên hội viên, chi hội hướng dẫn nhân dân tổ chức phân loại, xử lý rác hữu cơ tại nguồn, thường xuyên tuyên truyền, vận động bằng các hình thức thiết thực, hiệu quả đến mọi người dân cùng hưởng ứng, tham gia và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Nhân rộng các mô hình về BVMT, như: mô hình đội tự quản vệ sinh môi trường, mô hình ―5 không 3 sạch‖, mô hình phân loại xử lý rác từ hộ gia 92 đình...., thường xuyên phát động nhân dân dọn dẹp vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm khu dân cư vào ngày chủ nhật hàng tu n, trồng, chăm sóc bảo vệ đường hoa, cây cảnh, cây bóng mát trên các tuyến đường, khu công sở, nơi công cộng Đồng thời tăng cường công tác thanh tra - kiểm tra, kiểm soát môi trường đối với các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi, vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc gây ô nhiễm môi trường.
  • - Hướng dẫn các thôn, xóm xây dựng quy ước, hương ước về Bảo vệ môi trường trong việc phân loại, xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt. Chỉ đạo nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể giám sát việc thực hiện các quy ước, hương. Hạn chế, chống lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong canh tác nông nghiệp; hướng dẫn người dân thu gom, xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất. Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
  • - Môi trường là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người dân và bộ mặt nông thôn. Do vậy cấp uỷ và chính quyền cơ sở c n vào cuộc, chỉ đạo sát sao để các t ng lớp nhân dân thấy rõ được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường nói riêng và công cuộc xây dựng nông thôn mới nói chung. Nhà nước c n tiếp tục đ u tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động thu gom, xử lý chất thải khu vực nông thôn. Đặc biệt hỗ trợ xử lý môi trường cho các điểm ô nhiễm môi trường bức x c tại các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, lò giết mổ gia s c, gia cầm, khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn. Khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xử lý nước sạch, rác thải, chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt (xử lý nước thải sau Biogas, đệm lót sinh học ...) phù hợp với điều kiện thực tế khu vực nông thôn hiện nay.
  • Có thể nói, thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đời sống của người dân nông thôn đã được từng bước cải thiện, diện mạo nông thôn đổi mới rõ rệt. Cùng với việc thực hiện nâng cao các tiêu chí của Chương trình, Tiêu chí môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã, đang ngày được hoàn thiện, qua đó góp ph n giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./

PTMP