Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn

Cảnh quan nông thôn từ xưa đã in đậm trong tâm trí của người Việt Nam bởi hình ảnh: làng, bản, núi đồi, sông suối,lễ hội truyền thống , người nông dân cần cù chịu khó lao động trên cánh đồng, nương rẫy... Ngày nay, sự phát triển KTXH, công cuộc CNH, HĐH - phong trào xây dựng NTM với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đã làm thay đổi sắc thái cảnh quan nông thôn với sự xuất hiệncác khu vực XD hiện hữu liền kề: khu dân cư, sản suất - dịch vụ tập trung, thị tứ, thị trấn, thành phố.



Kiến tạo nên những không gian nông thôn đáng sống là một trong những giải pháp quan trọng đối với mục tiêu nâng cao đời sống cho người nông dân, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM. Quy hoạch cảnh quan NTM, chúng ta cần đặt trong bối cảnh phát triển KTXH, quá trình CNH, hiện đại hóa nông thôn – phong trào xây dựng NTM đang diễn ra, xem xét tác động đến các yêu tố kiến trúc cảnh quan gốc, trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp phù hợp.

Trong giai đoạn vừa qua, việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở nước ta nói chung chủ yếu mới tập trung vào 3 vấn đề chính là quy hoạch xây dựng, sản xuất và sử dụng đất. Những nghiên cứu về quy hoạch cảnh quan nông thôn còn ít được đề cập, có phần bị lãng quên. Công tác quản lý xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch trên địa bàn cả nước còn rất ít kinh nghiệm so với quản lý xây dựng theo quy hoạch ở khu vực đô thị. Hiện nay trong khu vực nông thôn, việc quản lý xây dựng theo quy hoạch chỉ diễn ra đối với khu vực xây dựng có dự án (chủ yếu đối với xây dựng công trình công cộng xã). Không có hướng dẫn định hướng cho kiến trúc trong xây dựng nhà ở & công trình công cộng. Việc bảo tồn, tôn tạo & phát huy các di sản kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên có giá trị chưa được quan tâm. Bộ máy quản lý của nhà nước có phần buông lỏng, thiếu hướng dẫn thực hiện.Các đồ án quy hoạch đạt chất lượng chưa tốt do công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới còn rất ít kinh nghiệm và chưa có sự đồng nhất về quan điểm trong thực tế triển khai đối với các tổ chức tư vấn và cả xã hội

Cảnh quan NTM cần mang hơi thở thời đại (CNH, hiện đại hóa nông thôn – phong trào xây dựng NTM): hiện đại, văn minh nhưng vẫn phải có bản sắc (nông thôn, vùng miền), có môi trường khí hậu trong lành. Để hoạt động xây dựng tạo bản sắc, giải pháp quy hoạch – kiến trúc cần tính đến các yếu tố tác động:

  • Yếu tố tự nhiên khu vực : đặc điểm khí hậu, cảnh quan núi đồi, sông suối ...
  • Văn hóa vùng miền: kiến trúc truyền thống, phong tục tập quán lối sống, nghề truyền thống ...
  • Đối với làng truyền thống, làng xã có di tích LSVH: phát triển đi đôi với bảo tồn các di sản.

Đối với các ngôi làng truyền thống có giá trị kiến trúc cảnh quan cần được bảo tồn tổng thể. Theo mô hình lý thuyết khu vực bảo tồn là trung tâm có tính lịch sử, bao quanh khu vực bảo tồn là vùng đệm, bên ngoài vùng đệm. Thiết lập 3 khu vực có thể thể theo mô hình quy hoạch đồng tâm (phát triển đều ra các hướng) hoặc là mô hình phát triển tịnh tiến về một phía tùy thực trạng đất đai, hướng phát triển của từng làng :

Khu vực bảo tồn (phạm vi làng cũ): Bảo tồn cấu trúc tổng thể ngôi làng với các không gian đặc trưng, bảo tồn tôn tạo các ngôi nhà cổ, bảo tồn và tôn tạo các công trình tín ngưỡng tôn giáo như Đình làng, Chùa làng, Đền ...Gắn tất cả những vật thể được bảo tồn trên vào cuộc sống bằng cách đưa vào các tour du lịch, các ngày lễ hội...

Vùng đệm:Khu vực hạn chế phát triển. Xây mới bổ sung các hạng mục như trung tâm giao lưu, không gian trưng bày và bán hàng, bến xe và các dịch vụ kèm theo... Các công trình xây dựng phải có kiến trúc phù hợp với cảnh quan, phù hợp với quy hoạch và phải được quản lý chặt chẽ theo các quy định hiện hành.

Khu vực quy hoạch phát triển mới:Quy hoạch khu sản xuất mới phục vụ cho phát triển kinh tế. Khu quy hoạch mới cần được quản lý chặt chẽ, xây dựng phù hợp quy hoạch.Quy hoạch khu giãn dân để di chuyển một số hộ dân trong khu vực bảo tồn phục vụ cho việc bảo tồn. Có cơ chế thích hợp để khuyến khích các hộ dân khi phải di chuyển ra chỗ ở mới.

Trong làng xã phải đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức không gian cây xanh và vấn đề môi trường. Trồng nhiều cây xanh sạch đẹp hợp với từng khu chức năng để chống nóng, ồn, chống bụi, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.Tổ chức không gian xanh cần duy trì cây xanh truyền thống, đặc trưng tạo cảnh quan đặc hữu của làng như cây gạo, cây đa, cây si, khóm tre... kết hợp với các không gian mặt nước và không gian mở tạo nên cảnh quan đẹp và đồng thời cải thiện điều kiện vi khí hậu.

Rà soát các văn bản quy định cũng như hướng dẫn về quy hoạch, xây dựng và quản lý cảnh quan nông thôn và nông thôn mới, trên cơ sở đặc thù của từng địa phương. Hoàn thiện bổ sung chi tiết hóa hệ thống các quy định và hướng dẫn về quản lý xây dựng. Khuyến khích và phát huy vai trò của người dân và cộng đồng dân cư tham gia quá trình thực hiện và giám sát quản lý xây dựng tạo sự đồng thuận cao.

Thực hiện ban hoành quy chế bắt buộc & hướng dẫn tu bổ, cải tạo, xây mới đối với: công trình di tích VHLS, Công trình có giá trị; hệ thống các không gian công cộng, cảnh quan cần bảo vệ; Các khu vực chuyển tiếp, XD xen kẽ, XD mới. Đưa ra các hướng dẫn cụ thể về mẫu mã, kích cỡ công trình công cộng & nhà ở để dễ dàng triển khai, tạo sự đồng bộ cảnh quan chung.

Xây dựng cơ chế và quy định thành lập đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý XD tại địa phương. Đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về xây dựng

TTHTQT