Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đẩy mạnh thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục bám sát vào các mục tiêu, tiêu chí, kế thừa các giải pháp, biện pháp, cách làm từ nhiều địa phương thành công trong triển khai thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, trong đó đặc biệt chú trọng công tác quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp (như chăn nuôi, chế biến nông lâm sản…); quản lý các cơ sở sản xuất, hoạt động chăn nuôi, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt là nước thải phát sinh từ các hoạt động này trên địa bàn nông thôn; giải quyết từng bước công tác cấp nước sạch cho người dân; công tác vệ sinh cá nhân tại các hộ gia đình (nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước; phong trào 3 sạch..); tiếp tục nỗ lực không ngừng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi (bằng việc phát huy tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp đơn vị hành chính).



Thực tế cho thấy, nhờ chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng bảo vệ môi trường nên quá trình cải tạo cảnh quan môi trường trong xây dựng NTM tại nhiều địa phương đã góp phần quan trọng làm chuyển biến rõ nét bộ mặt nông thôn.

Thời gian này, có dịp về với các địa phương cần:

- Bám sát các mục tiêu đã được xác định trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (đặc biệt là các mục tiêu, tiêu chí môi trường); chặt chẽ, nghiêm túc trong công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện, đánh giá việc thực hiện và công nhận các đơn vị đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, xây dựng lộ trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu về môi trường;

- Chú trọng phân bổ nguồn lực, quan tâm đầu tư cho môi trường, tập trung vào hạ tầng thu gom xử lý chất thải, thoát nước; hạ tầng môi trường cho các cụm công nghiệp và khu sản xuất, chăn nuôi tập trung; hạ tầng cho làng nghề…(đặc biệt là các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm đã được Bộ TNMT xác định và thông báo cho các địa phương);

- Phân công trách nhiệm và phân cấp hợp lý, tăng cường trách nhiệm cho cơ quan quản lý môi trường các cấp trong hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương, thẩm tra đề nghị công nhận và tăng cường hậu kiểm về các nội dung môi trường trong xây dựng nông thôn mới (xác định ngành tài nguyên và môi trường là cơ quan đầu mối tham mưu, tổng hợp, giúp việc cho UBND các cấp về nội dung môi trường trong mối liên kết chéo với các ngành chức năng có liên quan khác); 

- Nâng dần tính trách nhiệm của cộng đồng, bám sát nguyên lý “người gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc xử lý ô nhiễm” (thông qua việc hình thành cơ chế thu phí vệ sinh, giá dịch vụ môi trường….);

- Quy hoạch khu sản xuất và chăn nuôi tập trung, tách rời khỏi khu dân cư và đầu tư, quản lý theo quy hoạch.

TTHTQT